Dù là sơn epoxy thường hay sơn epoxy chống thấm đều có 2 thành phần chính A, B. Nếu thành phần A chứa các hạt màu nhỏ bé cùng dung môi, chất phụ gia,… thì thành B lại chứa chất đóng rắn giúp sơn có thể đóng cứng. Sơn epoxy chống thấm được nghiên cứu từ hợp chất epoxy – Một hợp chất gốc nhựa composite không có chứa este, không tan trong nước và kháng nước gần như tuyệt đối cùng độ bám dính tuyệt hảo trên mọi chất liệu.
Không chỉ vậy sơn epoxy còn chứa 2 vòng benzen ở giữa trong cấu tạo phân tử nên chúng rất bền với nhiệt, dai và cứng. Vì vậy chúng có thể chịu được áp lực nước tốt và các ảnh hưởng từ môi trường nhất là sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng cùng thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam.
Để gắn kết các phân tử epoxy người ta cần đổ phần B vào A và khuấy trộn trước khi thi công. Không nên để phần A và Phần B sau khi khuấy trộn với nhau ngoài không khí một thời gian đủ dài, chúng sẽ đóng rắn và không sử dụng được, hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sau khi thi công.
Quy trình thi công sơn epoxy chống thấm
Để thi công sơn chống thấm chất lượng đảm bảo được thời gian sử dụng lâu dài trước tiên phải xét đến kỹ thuật thi công. Dưới đây là quy trình thi công sơn epoxy chống thấm.
Bước 1: Xử lý bề mặt
Bề mặt phải mịn, phẳng, khô. Để đạt được mặt sàn tiêu chuẩn này trước tiên sẽ xử lý bề mặt bằng máy chà sàn công nghiệp giúp mặt sàn phẳng hơn và tăng độ bám dính. Sau đó vệ sinh, dọn toàn bộ bụi bẩn bằng máy hút bụi công nghiệp. Trám trét các điểm nút, gãy, lún,… và xử lý bề mặt đạt độ ẩm từ 8 – 14%.
Bước 2: Thi công sơn lót bề mặt
Sơn lót là lớp quan trọng để giúp bề mặt mịn hơn, tăng độ bám dính cho các lớp tiếp theo cùng với khả năng năng ngăn ngừa nấm mốc, chống rỉ, bảo vệ mặt sàn bê tông và giúp lớp phủ bóng và đều màu hơn.
Bước 3: Thi công lớp sơn cát
Lớp sơn cát có khả năng chống thấm tuyệt vời. Với thành phần được trộn theo tỷ lệ giữa cát thạch anh với kích thước chuyên dụng cùng với sơn lỏng. Lớp này ngoài ra còn tác dụng chịu tải trọng tốt.
Bước 4: Lớp bả sơn bề mặt
Bả sơn là một hỗn hợp từ bột đá siêu mịn và sơn epoxy lỏng. Lớp này thường được dùng như một lớp che khuyết điểm giúp mặt sàn phẳng hơn, đẹp hơn loại bỏ các điểm lồi lõm, nứt gãy.
Để thi công lớp này đạt chuẩn thì cần phải khuấy trộn đều sau đó sử dụng bay gát để tán đều sơn ra bề mặt và loại bỏ các bọt khí còn lưu lại do quá trình khuấy trộn.
Bước 5: Sơn phủ bề mặt
Sử dụng sơn phủ bề mặt giúp bảo vệ bề mặt khỏi những tác động bên ngoài. Sơn epoxy. Bề mặt sơn phủ có thể sử dụng sơn hệ lăn hoặc sơn hệ san phẳng. Tuy nhiên những bề mặt dốc như: bể bơi, bể nước chỉ nên sử dụng sơn lăn. Bởi sơn tự san phẳng sử dụng nguyên lý cân bằng dòng tức là sơn sẽ chảy từ những nơi cao xuống nơi thấp theo lực hút của trái đất.
Sơn epoxy tự san phẳng thường có giá thành cao hơn và chất lượng cũng cao hơn.
- Gửi yêu cầu báo giá cho chúng tôi tại đây.
Với đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, đội ngũ kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm trong thi công công trình ở các hạng mục khác nhau, gói dịch vụ ưu đãi với nhiều khách hàng, Bimigo.com luôn mang đến dịch vụ chất lượng nhất với giá cả phải chăng khiến nhiều khách hàng hài lòng.
Lưu ý:
- Bảo quản sơn epoxy trong môi trường mát mẻ, tránh ánh sáng mặt trời
- Khi thi công phải theo đeo khẩu trang, kính mắt cùng dụng cụ bảo hộ đầy đủ tránh sơn dính vào mắt, người.
Nguyễn Thảo –
Thi Công Sơn Chống Thấm Gốc Epoxy