Quy trình chống thấm bể nước.
Nội dung chính
Đầu tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc thấm bể nước. Đối với các bể nước trên cao thì việc kiểm tra khá dễ dàng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Còn đối với những bể nước ngầm dưới lòng đất thì ta chỉ có thể dự đoán việc nó đang bị rò rỉ nước dựa vào sự tăng vọt của hóa đơn nước.
Sau khi đã tìm hiểu được nguyên nhân của việc thấm bể nước ta tiến hành việc khóa van nước đầu vào và xả toàn bộ nước có trong bể bằng van xả đáy hoặc dùng bơm hút toàn bộ nước trong bể ra ngoài. Sử dụng một số vật liệu chống thấm chuyên dụng cho tiêu chuẩn chống thấm bể nước.
Chống thấm bể nước bằng sika.
Sika là một vật liệu chuyên dụng trong ngành chống thấm. Đối với chống thấm bể nước sử dụng dòng sika 107 là tối ưu và hiệu quả nhất. Sika top seal 107 hay còn gọi ngắn gọn là sika 107 là vữa chống thấm gốc xi măng polyme cải tiến, 2 thành phần. Vật liệu này có khả năng chống chịu cực tốt đặc biệt trong môi trường áp suất cao từ nước.
Sika chống thấm bể nước sẽ được tiến hành như sau:
- Bước 1: Điều đầu tiên trong chống thấm mà bạn không được quên là làm sạch bề mặt chống thấm. Cùng với đó làm phằng bề mặt bằng máy mài hoặc xi măng đối với những vết lõm.
- Bước 2: Trước khi chống thấm thì nên làm ẩm bề mặt bằng nước, tuy nhiên cần tránh việc để bị đọng nước.
- Bước 3: Tiến hành trộn Sikatop Seal 107: Đây là hỗn hợp chống thấm 2 thành phần chính vì thế cần trộn đều và chậm 2 chất bột tạo nên hỗn hợp chống thấm.
- Bước 4: Bắt đầu thi công Sikatop Seal 107 lớp thứ nhất bằng cọ hoặc bay với định mức 2kg/m2
- Bước 5: Chờ khoảng 3 giờ để lớp thứ nhất được khô, sau đó tiến hành thi công lớp thứ hai bằng cọ hoặc bằng bay.
- Bước 6: Chờ khoảng 24 tiếng là bạn có thể thi công dán gạch hoặc phun phủ thêm một lớp dung dịch chống thấm để tăng cường tối đa khả năng chống thấm.
Sau khi thi công xong, bơm nước trở vào và đợi xem khả năng chống thấm trước khi hoàn thành việc chống thấm và trả lại mặt bằng như cũ.
Chống thấm bể nước ăn bằng keo Epoxy
Sơn epoxy chống thấm là chất tạo màng liên tục có thành phần chính là polyurethane resin, có độ bền và độ bám dính cao trên mọi bề mặt khác nhau. Sơn epoxy có khả năng chịu được áp lực cao dưới nước nên rất thích hợp cho việc chống thấm bể nước, bể phốt,…thậm chí còn chống thấm bể nước bị nứt cũng rất tốt.
Quy trình chống thấm bể nước bằng keo Epoxy được diễn ra như sau:
- Bước 1: Tiến hành rút sạch nước trong bể, để cho bể khô hoàn toàn. Tiếp đến vệ sinh sạch sẽ bể, đánh sạch những vết nấm mốc bám trên thành bể.
- Bước 2: Tộ keo Epoxy với tỷ lệ 1:1. Khi bề mặt thi công đã khô thì bạn chít keo lên toàn bộ mề mặt cần dán.
- Bước 3: Nếu bạn dùng keo Epoxy để xử ký vết nứt thì sử dụng Epoxy kèm với một phụ gia chống thấm kèm theo tạo thành hỗn hợp, trét hỗn hợp này lên vị trí bị nứt.
- Bước 4: Sau khi thi công hoàn thiện 48 giờ sẽ tiến hành thử nghiệm chống thấm bằng cách xả đầy nước vào bể và đợi tiếp trong 48 giờ, nếu không có hiện tượng rò rỉ nước thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ nhà.
Ngoài sika 107 và keo Epoxy chống thấm bể nước ta còn có một số vật liệu chống thấm khác:
- Chống thấm bể nước bằng xi măng hồ dầu: Phương pháp chống thấm bằng hồ dầu là cách chống thấm hầu hết ở các làng quê. Cách này khá tiện lợi mà còn tiết kiệm được thời gian và chi phí. Tuy nhiên, theo đánh giá thì phương pháp chống thấm bể nước bằng xi măng loãng này không đạt được hiệu quả cao cho lắm.
- Sơn chống thấm bể nước : Sơn chống thấm cũng là một giải pháp cho việc chống thấm bể nước. Với các dòng sơn cao cấp của các hãng như: Kova, Toa, dulux… thì việc chống thấm cho bể nước cũng không phải là vấn đề lớn.
Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ tại:
- Địa chỉ : 12 ngõ 72 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: 02642.7766.18 – 0978.148.111
- Website: bimigo.com
Nguyễn Thảo –
Thi Công Sơn Chống Thấm Bể Nước