I. Cách phối màu sơn nhà đẹp theo bảng màu sắc
Nội dung chính
Để có thể học cách phối sơn nhà đẹp trước hết cần nắm được bảng phối màu sơn nhà và cách sử dụng bảng màu sơn nhà đúng nguyên tắc dưới đây:
Bảng phối màu sơn nhà cơ bản
Việc đầu tiên là bạn cần nắm và chọn được các tông màu sơn phù hợp, có thể tùy thuộc theo sở thích hoặc phong thủy. Sau đó mới tiến hành lựa chọn bảng phối màu 2020 sao cho phù hợp.
Đối với bảng phối màu sơn nhà cần phải nắm được các nhóm màu sơn cơ bản trên vòng tròn cánh xe màu và các cấp độ màu. Theo bánh xe màu sắc của Newton sẽ phân giải ánh sáng trắng thành một dải gồm 7 màu có bước sóng từ 0,75 micromet (đỏ) đến 0,38 micromet (tím) và thường được biết đến với dải màu 7 sắc cầu vồng bao gồm: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Bảng phối màu sơn nhà tuân theo quy tắc phân chia nhóm màu các nhóm cơ bản là:
- Nhóm cấp 1: Màu đỏ, vàng, lam và nếu phối 2 màu của nhóm 1 này sẽ tạo thành các nhóm 2.
- Nhóm cấp 2: Màu cam, xanh lá, tím là các màu phụ. Nếu phối màu sơn của nhóm 1 và nhóm 2 sẽ tạo thành màu nhóm 3.
- Nhóm cấp 3: Màu trung gian đỏ cam, vàng cam, vàng xanh, xanh tím, đỏ tía….là các màu trung gian.
Ngoài ra có có thể phần thành món màu đối lập và tương phản nhau như: Đỏ – Xanh, Cam – Lam, Vàng – Tím…nhưng ở sắc độ nhạt hơn. Sử dụng các màu đối lập ở cạnh nhau tường giúp các màu sắc được lên nhưng gây nhức mắt như các cặp màu tương phản khác.
Trong đó: cách sử dụng bảng phối màu sơn đẹp cho nhà ở thường áp dụng quy tắc 60 – 30 – 10 trong phối màu sơn nhà đẹp
Nguyên tắc phối màu tỉ lệ 60 – 30 – 10 tức là trong cách phối màu nhà thường sử dụng chỉ tối đa 3 màu sắc khác nhau để phối hợp giúp mang lại màu sắc hài hòa, thị giác dễ nhìn và cũng đảm bảo yếu tố đa dạng cho không gian sống. Cách phối màu nhà này có thể ứng dụng với phối màu sơn nhà với tỉ lệ này.
- Màu chủ đạo (cấp độ 1): 60% diện tích tường sơn của ngôi nhà
- Màu phụ (cấp độ 2): 30% diện tích tường sơn của ngôi nhà thường sử dụng ở các vị trí có sự thay đổi về cấu trúc, cấp độ: trần nhà
- Màu nhấn (cấp độ 3): 10% diện tích tường sơn của ngôi nhà đối với các điểm, mảng cần trang trí điểm nhấn gờ, phào chỉ trang trí
Hướng dẫn kết hợp phối màu sơn nhà đẹp theo quy tắc bánh xe màu sắc
Để thuận tiện khi phối màu sơn cho nhà đẹp thì thường chia thành 3 gam màu cơ bản đó là: Xanh dương, vàng và đỏ. Từ các gam màu cơ bàn này có thể vận dụng các quy tắc phối màu sơn nhà để có được màu sắc độc đáo cho không gian theo mong muốn.
Muốn biết: Sơn nhà màu trắng phối với màu gì, sơn màu xám kết hợp với màu gì, phối màu sơn nhà màu xanh, trắng sứ, trắng xám… bạn sẽ cần biết các nguyên tắc phối màu từ bánh xe màu sắc. Dưới đây là một số hướng dẫn phối màu sơn nhà đẹp từ các màu cơ bản nên biết giúp bạn nhanh chóng lựa chọn được màu sơn nhà thích hợp.
Cách phối màu sơn nhà đơn sắc – Monochromatic
Nguyên tắc phối màu đơn sắc là cách phối màu đơn giản, dễ và đạt hiệu hứng tốt. Cách phối màu sơn nhà này có 2 hình thức đó là:
– Chọn màu duy nhất để sơn nhà
– Chọn một màu trong bánh xe màu sắc làm chủ đạo và tách nhiều màu trên màu chủ đạo đó. Việc cần làm đó là bạn chọn ra màu yêu thích làm màu chủ đạo để phối với các màu cùng cấp độ nhạt hơn.
Cách này cho ra màu sơn nhà đẹp đa dạng hơn so với sơn đơn màu và vẫn đảm bảo yếu tố hài hòa như:
- Cách phối màu sơn nhà màu xanh lá cây từ đậm đến nhạt: Mang lại không gian 3d đa chiều, tăng chiều sâu và mở rộng không gian, hài hòa màu sắc, không lòe loẹt và dễ kết hợp với các màu sắc nội thất.
- Cách phối sơn nhà màu xám và trắng: Có thể phối màu sơn trắng xám bằng cách chọn màu trắng làm chủ đạo và màu phụ là màu xám để có không gian phối màu sơn nhà hiện đại, gần gũi.
- Phối màu sơn nhà màu xám: Màu xám là màu chủ đạo và có thể kết hợp với màu đen giúp mang lại không gian sang trọng, hiện đại và dễ kết hợp với màu sắc đồ dùng nội thất khác.
Phối màu sơn nhà theo quy tắc tương đồng – liền kề – Analogous
Đối với nguyên tắc phối màu bổ túc tương đồng trong chọn màu phối sơn nhà đẹp đó là lựa chọn 3 màu sắc liền kề nhau trên bánh xe màu sắc để phối hợp để tạo nên những điểm nhất ấn tượng, ở các chi tiết quan trọng như đường kẻ trang trí, không gian sinh động mà vẫn đảm bảo được sự đồng nhất trong bố cục. Cách phối màu sơn nhà này thích hợp với những gia chủ muốn có màu đa dạng nhưng không quá cầu kỳ vào kết hợp màu sắc.
Ví dụ: Tư vấn cách phối màu sơn theo nguyên tắc này sẽ lấy những màu sắc đứng cạnh nhau trên vòng tròn màu sắc: như đỏ – cam – vàng.
Phối màu sơn nhà theo quy tắc bổ túc trực tiếp – Complementary
Nguyên tắc phối màu sơn bổ túc trực tiếp hay còn gọi là tương phản tức là lấy 1 màu yêu thích (màu chính) trên bánh xe màu sắc và tìm màu đối xứng với màu này để có được màu tương phản (màu phụ). Sự đối lập của các màu sẽ tạo điểm nhấn cho các chi tiết quan trọng nhưng không thích hợp với không gian cần sự nhẹ nhàng.
Việc chọn màu theo quy tắc này cần phải nhớ tỉ lệ màu chủ đạo là màu yêu thích và màu tương phản là màu trang trí, điểm nhấn. Ví dụ cặp màu sắc tương phản xanh dương – da cam, đỏ, xanh lá…
Phối màu sơn nhà theo quy tắc bổ sung xen kẽ Split – Complementary
Cách phối màu sơn nhà theo nguyên tắc bổ sung xen kẽ chính là cách tạo nên một không gian vui nhộn, sinh động và cuốn hút với nhiều cảm hứng. Cách phối màu sơn nhà này chỉ cầy lấy 1 màu chính và kết hợp với 1 màu đối điện trên vòng tròn để tạo thành hình tam giác cân (chữ T). Đây là cách phối màu sơn rất thích hợp cho các cửa hàng, hay phòng trẻ nhỏ.
Ví dụ: Màu đỏ (chủ đạo) và 2 màu chủ đạo xanh lá cây – xanh nước biển là bộ 3 cho cách chọn màu sơn nhà theo quy tắc xen kẽ này.
Cách phối màu sơn nhà theo quy tắc bổ túc bộ ba – Triadic
Phương pháp phối màu sơn nhà đẹp theo nguyên tắc phối màu bổ túc bộ 3 này tương tự như phối màu xen kẽ nhưng có sự khác biệt là cách chọn màu này sẽ tạo thành tam giác đều để phối màu hài hòa.
Khi bạn chọn được 1 màu chủ đạo trên bánh xe màu sắc hãy tìm lấy 2 màu còn lại đối xứng tạo thành tam giác cân làm màu phụ để mang lại không gian ngôi nhà phong phú màu sắc, nổi bật hơn. Đối với cách này nên chọn các màu trung tính để phối giúp không gian hài hòa hơn.
Ví dụ: phối màu sơn nhà với màu đỏ chủ đạo và 2 màu Xanh lam – Vàng.
Phối màu sơn nhà theo quy tắc bổ túc bộ bốn – Rectangular Tetradic
Đây là cách phối màu sơn nhà đẹp nhưng phức tạp mất nhiều công sức và cần có kỹ thuật phối màu tốt. Để có được màu sơn nhà đẹp thì người dùng dựa vào bánh xe màu sắc để kết nối 4 màu sắc thành hình vuông hoặc chữ nhật trên bánh xe màu sắc.
Trong đó, bảng phối màu này được hình thành từ 2 cặp màu bổ túc trực tiếp và tạo thành những cặp màu đối lập nhau, đồng thời bổ sung cho nhau tạo nên đặc trưng riêng biệt trong không gian màu sắc nhà ở.
Mẹo hay để phối màu sơn nhà đẹp theo nguyên tắc này là hãy phân nhóm màu nóng (hồng, vàng, cam, đỏ) và lạnh (xanh dương, tím, xanh lá) và đảm bảo chọn màu cân bằng được nhóm màu này.
Ví dụ: Màu vàng – Cam – Nâu – Xanh Lam là 4 màu nối hình chữ nhật trên bảng màu sắc giúp mang lại không gian có nhiều dấu ấn, năng lượng, thú vị và cá tính.
Nhìn chung dù chọn phương pháp, cách phối màu sơn cho ngôi nhà theo quy tắc nào thì luôn ghi nhớ tỉ lệ màu chính, phụ để tránh không gian không trở thành một đống hỗn độn và giúp chúng cân bằng màu sắc, mang lại những vẻ đẹp riêng biệt, khác lạ nhờ vào cách phối màu sơn nhà đẹp.
Bên cạnh những hướng dẫn phối màu nhà thì cũng nên lưu ý một số sai lầm thường gặp trong việc phối màu sơn khiến cho không gian của bạn không đạt được hiệu quả thẩm mỹ như ý như: không ăn nhập với màu sắc nội thất, ánh sáng và không có điểm nhấn.
(Ms Huệ) Bình Minh Paint –
Phối Màu Sơn Kova