Là dạng sơn có 2 thành phần, 3 hoặc 4 thành phần, có tác dụng chống tia UV rất tốt, lại có độ bóng cao và độ bền màu cao nên sơn PU được sử dụng nhiều trong những lĩnh vực yêu cầu cao về chất lượng cùng độ bền màu sắc như ngành công nghiệp tàu và công nghiệp nặng.
Không những thế, đây cũng là loại sơn được ưa thích sử dụng trong thiết kế nội thất. Tuy nhiên, để loại sơn này phát huy tối đã hiệu quả, nâng tầm nét đẹp đồ nội thất thì phải có kỹ năng chọn màu phù hợp cùng kỹ thuật pha sơn đảm bảo.
BẢNG MÀU SƠN PU MỚI NHẤT
Cũng giống như các loại sơn khác, sơn PU hàng năm cũng đều được cập nhật bảng màu sơn cho riêng mình. Ngoài ra, màu sơn PU còn được sản xuất theo yêu cầu của đơn đặt hàng nhằm phục vụ những công trình có tính chất đặc biệt.
Đối với đồ nội thất gỗ, sơn PU là một loại sơn dùng để bảo vệ, đánh bóng về mặt, tạo cho màu gỗ sự tự nhiên và mịn nhất.
Màu trên bảng màu sáng hơn hay đậm hơn còn phụ thuộc vào loại màu, không gian và ánh sáng. Dưới tác động của môi trường (như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, quá trình oxi hóa,…) màu sơn sẽ phai dần theo thời gian và quá trình sử dụng. Chất lượng và độ bền màu phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, điều kiện bề mặt, mục đích sử dụng và phương pháp thi công sơn PU.
Tỉ lệ pha màu sơn PU chuẩn
Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng pha chế sơn PU không đơn giản như các loại sơn nước hay sơn dầu bình thường mà cần phải pha theo tỉ lệ chính xác thì mới có thể đem lại màu sắc và chất lượng tốt nhất. Ngược lại, nếu pha chế sai công thức và tỷ lệ thì sơn sẽ không được màu như mong muốn. Thậm chí, nguy hiểm hơn là chất lượng cũng như độ kết dính không được bền lâu, bị bong tróc và ảnh hưởng đến công trình của bạn.
Sơn PU (Polyurethane) là một loại polymer được ứng dụng khá rộng rãi trong cuộc sống. Sơn PU tồn tại dưới 2 dạng đó là dạng cứng và dạng foam, được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ nội thất như bàn ăn gỗ, bàn trà gỗ, cửa gỗ,…
Đối với dạng foam còn được dùng để làm nệm mút trong các loại ghế như ghế ngồi trong ô tô chẳng hạn. Bên cạnh đó foam cũng được ứng dụng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ.
Sơn PU có 3 thành phần chính: sơn lót, sơn màu, sơn bóng.
- Sơn lót: Có công dụng làm cho bề mặt gỗ được phẳng, che khuyết điểm để khi sơn về sau sản phẩm sẽ đẹp hơn.
- Sơn màu: Phần này sẽ do khách hàng yêu cầu có hay không (nhưng đa số sơn PU sử dụng cho gỗ hầu như đều có thành phần sơn màu trong đó dù ít hay nhiều).
- Sơn bóng: Nhiều thợ sơn đánh bóng từ sơn PU, nhưng đúng ra thì đây là cách pha chế sơn nhằm tạo độ bóng đẹp cho gỗ suốt cả quá trình sơn PU.
Do đó, sau đây sẽ là tỉ lệ pha sơn PU:
- Pha sơn lót: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng.
- Pha sơn màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (gia giảm tinh màu cho phù hợp).
- Pha sơn bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm cho phù hợp).
Sau khi đã nắm được tỉ lệ pha sơn PU bạn chỉ cần thực hiện đúng quy trình sơn, đảm bảo đúng kĩ thuật để có được sản phẩm với chất lượng tốt nhất.
(Ms Huệ) Bình Minh Paint –
Cách Phối Màu Sơn Gỗ